Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Khí hậu và thời tiết Sapa

  Sa Pa là một thị trấn vùng cao, là một khu nghỉ mát nổi tiếng thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Nơi đây ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của tự nhiên, phong cảnh thiên nhiên với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng cây, tạo nên bức tranh với cảnh sắc thơ mộng và hấp dẫn từ cảnh quan đất trời vùng đất phía Tây Bắc.
Mùa xuân ở Sapa
    Nằm ở miền bắc Việt Nam, Sa Pa có khí hậu cận nhiệt đới nhưng do nằm tại độ cao lớn trung bình 1500m – 1800m nên nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, không khí mát mẻ quanh năm.
    Vào mùa hè thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày.
Khung cảnh mùa hè ở Sapa
   Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0 °C, đôi khi có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8. Vào mùa đông khoảng từ tháng 12 đến tháng 2 trời trở nên rất lạnh, nhất là ở phía Đông Bắc khi về đêm. Nhưng bù lại du khách sẽ được ngắm cảnh bình minh tuyệt đẹp trên thung lũng cao vào buổi sáng sớm. Nếu may mắn, bạn có thể được tận mắt ngắm tuyết rơi.

Tuyết rơi ở Sapa
  Thời gian tốt nhất để du lịch Sapa là từ Tháng 10 đến Tháng 3 năm sau khi thời tiết lạnh, ít mưa; đặc biệt vào mùa xuân khi hoa nở, núi rừng Sapa và Tây Bắc sẽ rất đẹp. Cũng như bao mùa xuân đến trên vùng phố núi, Sa pa có rất nhiều nét đẹp riêng với tiết trời ấm áp khoảng 15-18 độ c. Hòa cùng không khí tiết xuân được tô điểm với nhiều loài hoa đua nhau khoe sắc
   Hoa đào, hoa Mận , hoa Lê, hoa Phong lan, địa Lan các loại… đã tốn nhiều công sức, giấy bút, phim ảnh của các nghệ sỹ, cây đào Sa pa rất cổ kính, rêu phong mốc trắng nhưng vẫn chào xuân bằng những bông hoa tuyệt đẹp, nở khắp núi rừng tô điểm cho Sa pa một màu đỏ quyết tâm với niềm tin vui cho du khách.
Mùa xuân ở Sapa
   Mùa xuân Sapa đã đẹp như vậy nhưng mùa thu còn đẹp hơn rất nhiều. Phải công nhận một điều rằng, mùa nào Sa Pa cũng đẹp, cũng cuốn hút du khách bởi những nét đặc trưng riêng của từng mùa. Thế nhưng, có lẽ mùa đẹp nhất của thị trấn du lịch này phải là mùa thu. Bạn có thể cảm nhận được nét thu mơn man qua làn gió se se lạnh cùng cảnh sắc vàng óng ả của lúa ngày mùa đã và đang gặt dở trên những thửa ruộng bậc thang chạy dài tít tắp ở những ngọn núi nối tiếp nhau. Buổi sáng Sa Pa không có nắng vì vậy mà tầm nhìn có chút hạn chế, thế nhưng khi đến trung tâm thị trấn tôi vẫn có thể phóng tầm mắt tới tận những bản làng mãi dưới tận thung sâu. Ở đó, những làn mây trắng mỏng manh trôi hững hờ, bao phủ khiến cho những nếp nhà sàn đơn sơ lúc ẩn lúc hiện trong mây mù, tạo nên một bức tranh thuỷ mặc đầy huyền hoặc.
Mùa thu trên Sapa
   Đến Sapa vào cuối tháng 8, trong tháng 9 các ruộng bậc thang rất đẹp hoặc bạn đi vào sau Tết âm lịch để ngắm hoa đào Sapa cùng trăm hoa đua nở, những cánh đồng xanh mướt. Nói chung thời điểm tốt để du khách đến đây du lịch là từ tháng 9 đến tháng 11 hoặc từ tháng 2 đến 5. Thời gian này ngày nắng khô, đêm lạnh, rất thuận lợi cho các hành trình khám phá Sapa.

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Thắng cố Sapa làm ấm lòng du khách

   Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người H'mông,về sau được du nhập sang các dân tộc Kinh, Dao, Tày. Thịt nấu thắng cố theo truyền thống là thịt ngựa về sau có thêm thịt bò, thịt trâu, và thịt lợn đồng thời sáng tạo ra nhiều loại nguyên liệu, công thức nấu khác nhau mang đặc trưng của từng dân tộc, vùng miền. Tuy nhiên, thắng cố ngon nhất vẫn là thắng cố ngựa ở vùng Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa - Lào Cai, quê hương của món ăn độc đáo này.

   "Thắng cố" bắt nguồn từ tiếng Hán, đọc theo âm Hán Việt tiêu chuẩn là "thang cốt" (chữ Hán: 湯骨), có nghĩa là "canh xương" hay có thể hiểu theo cách khác thì "Thắng cố" biến âm của "thoảng cố", trong tiếng Mông có nghĩa là "nồi nước". Lại có người cho rằng trong tiếng Mông thắng cố được gọi là "khấu tha" có nghĩa là "canh thịt".
Thắng cố Sapa
  Thắng cố là một đặc sản ẩm thực Sapa. Nguồn gốc của món này là ở vùng núi Hà Giang, phía Bắc. Nhưng cho đến hôm nay, thắng cố đã được mở rộng và là một món ăn được ưa chuộng của nhiều người thuộc dân tộc thiểu số vùng cao. Ở phía Bắc Việt Nam, nếu như những người Kinh dưới xuôi tự hào về món đặc sản phở, thì đối với tộc người miền núi, cũng tự hào vì có món thắng cố.

  Chia sẻ bí quyết chế biến nồi thắng cố ngon:


  Mổ ngựa (hoặc bò, dê, heo), làm thịt sạch sẽ,lấy tất cả nội tạng ăn được của con vật cắt ra từng miếng,

   Nước dùng nấu trong nồi quân dụng. Trong đó có xương ngựa, nội tạng và 12 thứ gia vị Gia vị truyền thống gồm muối, thảo quả, địa điền, quế, lá chanh nướng thơm, tán nhỏ, ướp vào thịt trước lúc đem xào. Xào lăn theo kiểu "mỡ ngựa rán ngựa". Khi miếng thịt se se cạnh, người ta đổ nước vào chảo và cứ thế ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ.Để nồi nước dùng được ngon ta sẽ phải múc từng muỗng bọt ra để nước xương thêm ngọt, thêm trong. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương, được cho vào sau cùng và đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau.

   Khi ăn, người ta sẽ múc nước dùng ra nồi lẩu, thái thịt ngựa bỏ vào. Các loại rau nhúng ăn kèm là cái mèo, ngồng su hào, cải lẩu… chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó.

   Nội tạng ngựa khi chế biến sạch có vị rất thơm, ăn rất giòn và ngon. Vị đặc trưng của thịt ngựa, bùi bùi, ngòn ngọt hòa lẫn vào gia vị chấm thật không gì bằng. Gia vị chấm được làm bằng loại tương ớt đặc biệt ở Mường Khương, khi ăn vào có vị mặn, cay, nồng làm ấm người, giúp xua tan cảm giác rét mướt của núi rừng. Trong thứ gia vị ấy còn có hạt của một loài cây có mùi giống với mùi ở nồi nước dùng. Các gia vị hòa quyện và đồng nhất với nhau. Nói đến đây mới thấy hết được sự tinh tế của món thắng cố cũng như con người nơi đây.Khi thị giác đã được mãn nhãn và vị giác đã được thưởng thức thì những suy nghĩ ban đầu về thắng cố đã không còn. Lẩn khuất trong cổ họng lúc này là mùi thơm của thịt ngựa. Vị cay và ngọt của nồi nước dùng.

  Ăn thắng cố phải uống rượu ngô Bắc Hà - thứ rượu nồng, ấm và thơm phức, được kết từ tinh hoa của núi rừng. Chính vì vậy mà uống vào đến đâu thấy vị ngọt đi theo đến đấy. Khi cả đồ ăn và thức uống hòa quện vào nhau sẽ tạo ra một cảm giác dễ chịu và khó quên. Trong không khí se lạnh của Sapa, thực khách sẽ vừa xuýt xoa trước nồi lẩu thắng cố đậm tình dân tộc, vừa tận hưởng vị cay tê nơi đầu lưỡi của rượu vùng cao để mà thấy yêu hơn vùng núi rừng Tây Bắc thơ mộng này.

Món thắng cố trong khung cảnh chợ Sapa
  Để thưởng thức món thắng cố với hương vị nguyên bản, bạn nên đến các phiên chợ của người H'Mông ở Sapa, Mường Khương, Bắc Hà nơi có cách nấu và nguyên liệu vẫn chưa bị cải biến đi nhiều.



Rượu táo mèo- đặc sản núi rừng Sapa

   Đến Sa Pa, du khách không chỉ đắm chìm và si mê trong cảnh đẹp của thiên nhiên, sức cuốn hút từ những món ăn đặc sản của vùng đất sương mù, mà còn được chếnh choáng say trong men rượu thơm nồng của táo mèo. Cây táo mèo mọc hoang sơ trên dãy Hoàng Liên Sơn. Táo mèo lớn lên trong mưa gió, tự ra hoa kết trái, như là một món quà mà thiên nhiên ban tặng cho đồng bào người Mông ở đây. Có tên gọi là táo mèo vì đây là vùng đất của người Mông sinh sống, ngoài ra còn có tên gọi khác như "quả chua chát" hay "quả tình yêu" vì nó vừa có đầy đủ tất cả các vị chua, ngọt, chát , đắng của tình yêu.
   Táo mèo ra hoa trắng vào cuối mùa xuân (tháng 3-4) và có quả vào mùa thu. Vì vậy, vào các tháng 8, 9, 10, tại chợ Sa Pa người ta thường bày bán táo mèo tươi.
   Qủa táo mèo được ngâm ủ rất kỹ rồi cất thứ tinh chất ấy để chế ra rượu. Ban đầu, uống rượu táo mèo, ta tưởng như uống một loại nước giải khát có ga, thế nhưng càng uống càng ngất ngây.
Quả táo mèo Sapa

Cách chế biến một bình rượu táo mèo ngon ta cần làm các bước sau:
+ Bước 1: Sơ chế quả táo mèo.
-Táo mèo bạn chọn những quả chín và tươi ngon.
-Rửa sạch táo với nước sạch và để ráo
-Dùng dao cắt bỏ núm cả 2 đầu của quả táo mèo và những chỗ dập nhưng tuyệt đối không được gọt vỏ và bỏ hạt nhé, bởi hạt táo mèo là vị thuốc cực kì tốt đấy ạ.
-Bổ đôi táo mèo và cho vào nước sạch ngâm 1 tiếng đồng hồ.
-Hết 1 tiếng thì bạn vớt táo mèo ra và tiếp tục ngâm trong nước muối pha loãng chừng 30 phút.
-Rửa sạch lại.
+Bước 2: Ngâm táo với đường.
Ngâm táo với tỉ lệ 2 kg táo ngâm với 1 kg đường, một lớp táo được phủ một lớp đường. Ngâm khoảng hai tuần thì thấy táo nổi lên trên nước đường, quan sát dưới đáy còn lại 1 lớp đường chưa tan.
+Bước 3: Ngâm táo với rượu.
Nước cốt táo đường thì bạn chắt ra chai khác chỉ để lại quả táo. Sau đó, đổ tiếp rượu vào lọ đã có sẵn táo quả vừa ngâm căn cho tỉ lệ táo:rượu là 1:1, sau 2 tuần nữa là bạn có bình rượu táo mèo ngon tuyệt.
Công dụng của táo mèo:
-Hạ mỡ máu, kháng khuẩn, bảo vệ gan: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, quả táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, làm giãn động mạch vành, cường tim, ổn định nhịp tim, hạ áp; ức chế và chống co thắt quá trình ngưng tập tiểu cầu, trấn tĩnh an thần; tăng cường công năng miễn dịch, bảo vệ tế bào gan; điều chỉnh huyết áp cao, rối loạn lipit máu, xơ vữa động mạch; giảm béo phì, phòng bệnh nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực; phòng ngừa lị trực khuẩn cấp, tiêu chảy, viêm ruột cấp do nhiễm giun sán, hậu sản, ứ trệ gây đau bụng, viêm cầu thận cấp và mạn tính, …
-Táo mèo có tác dụng giảm cân: Táo mèo sẽ giúp giảm lượng chất béo no không tốt hấp thụ vào cơ thể, nhanh chóng làm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, giúp bạn có vóc dáng thon gọn và sức sống tràn đầy.
-Quả táo mèo làm tăng cảm giác ngon miệng khi ăn: Táo mèo có tính ấm, vị chua ngọt, quy kinh tỳ, can, vị, thuộc nhóm thuốc tiêu thực hoá tích, có tác dụng giúp tiêu hoá tốt do tăng bài tiết pepsin dịch vị và axit mật. Công dụng chủ yếu là điều trị các chứng rối loạn tiêu hoá do ăn nhiều dầu mỡ và thịt, trẻ em ăn sữa không tiêu… Nhờ đó, rượu táo mèo giúp ăn uống ngon miệng và hỗ trợ tiêu hóa tốt..
- Ngoài ra, sơn tra còn có tác dụng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, an thần, trấn tĩnh, góp phần lập lại cân bằng sinh lý và phòng chống tích cực các biến chứng do tình trạng tăng huyết áp, chữa được nhiều loại bệnh về thần kinh như đau đầu, mất ngủ, chóng mặt..
=> Nếu có dịp đi du lịch Sapa bạn đừng quên mua một ít táo mèo về làm quà nhé!

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Đặc sản Sapa

Đến Sapa du khách không chỉ được ngắm khung cảnh đầy thơ mộng của núi rừng mà còn có cơ hội thưởng thức nhiều món ngon sản vật lạ khiến bạn phải ngỡ ngàng. Cùng khám phá và thưởng thức ẩm thực đặc sắc nơi đây nhé
Rau ngon xứ lạnh.
Ngồng cải sào ở Sapa

Trên nền khí hậu se se lạnh, Sapa xứ sở của các loại rau đặc trưng của vùng ôn đới như: su su, ngồng cải, ngồng tỏi, củ cải đỏ, rau cải mèo... Trong đó phải kể đến là "Ngồng"được bán nhiều nhất ở chợ Sapa đó là những cây rau già mà phần thân của rau đã đơm hoa. Có nhiều loại ngồng như: Ngồng tỏi, ngồng cải, ngồng su su, ngồng su hào...Ăn ngồng hợp nhất là xào chứ không mấy khi luộc hay nấu canh, Có thể xào ngồng với tỏi hoặc các loại thịt khác nhau, một miếng ngồng xào là sự kết hợp hoàn hảo giữa cái mềm của ngồng với cái vị ngăm ngăm đắng hòa quyện cùng với sự giòn giòn, ngọt ngọt của cuộng ngồng và để lại cho bạn vị ngòn ngọt trên đầu lưỡi mãi không tan. Một món rau hoàn hảo sinh tra trên nền khí hậu địa hình đặc sắc và khác biệt mà chỉ Sapa bạn mới tìm thấy.đừng bỏ lỡ món ăn này khi bạn đến đây, bởi bạn sẽ hối tiếc khi không được thưởng thức nó.
 Lợn cắp lách.
Lợn cắp lách Sapa

Đây là loại lợn đặc sản của vùng cao. Là giống lợn thuần chủng, nuôi theo hình thức thả rông và tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thức ăn công nghiệp nào, có trọng lượng thường trên dưới 10 kg thì đồng bào các dân tộc vùng cao đem bán, do có trọng lượng thấp nên họ thường cắp vào nách mang bán nên loại lợn này có tên là " Lợ cắp lách". Loài lợn này có sức chịu đựng rất giỏi, chúng tìm củ, rễ cây rừng nhai lá cây là có thể sống được, vì ăn cỏ cây, sống rông thả, leo đồi núi, chạy nhảy nhiều,lại chậm lớn nên thịt chúng rất thơm ngon, hầu như không có mỡ, miếng nào có một tý mỡ thì cũng không ngấy. Khi chế biến thì lợn được làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay. Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì ròn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo sapa, nhậu xuyên đêm chưa chán.
Thắng cố Sapa
Thắng cố Sapa

Đây là món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông được tổng hợp từ nhiều loại thịt như bò, trâu, ngựa, lợn nấu chung và các bộ phận khác như lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương cho vào chảo nước đụn nhừ . Đặc biệt cần phải có 27 loại gia vị khác nhau như thảo quả, hồi, quế..mới có thể tạo nên vị đặc trưng không thể quên của món này, khi ăn vẫn để bếp nhỏ lửa cho món ăn còn nóng mới ngon. Mọi người cùng quây quần bên chảo thắng cố thơm phức, béo ngậy, hương vị đậm đà kết hợp với vị cay nồng của rượu ngô làm bạn ấm lòng trong thời tiết se lạnh này.
Cá suối nướng.
Cá suối nướng Sapa

Cá suối Sapa có nhiều loại khác nhau như cá bống, cá hoa... sống ở các khe đá, hầu hết có kích thước nhỏ cỡ tầm bằng ngón tay và đặc biệt hơn là cá suối không hề tanh. Ăn cá suối chỉ việc nướng chín trên than củi, rồi ăn nóng ngay hoặc nướng qua, đem rán ròn rồi chiên với nước sốt cà chua cùng gia vị bột cà ri, bột hồ tiêu, cá mới rán đầu đuôi giòn tan thơm ngào ngạt cộng với thịt cá vừa thơm vừa ngọt khó mà cưỡng lại được
Thịt trâu gác bếp.
Thịt trâu gác bếp ở Sapa

Thịt trâu được thái thành miếng treo lên gác bếp để sấy, thịt sẽ khô dần và để được hàng năm. Khác với các vùng khác, thịt trâu gác bếp của người Sapa được làm hoàn toàn bằng trâu bản, đem tẩm ướp những loại gia vị bí truyền và sấy khô bằng sức nóng và hơi khói của bếp củi từ ngày này sang ngày khác. Do đó mà, thịt trâu gác bếp Sapa có vị đậm đà rất đặc trưng. Cách chế biến khi ăn là thịt trâu sấy khô cho vào tro bếp nướng( không có than ) sau đó đem ra đập hết tro bụi, xé từng miếng thơm ngất ngây quyện với vị cay cay khi chấm tương ớt và hoàn hảo hơn khi nhâm nhi với những chén rượu táo mèo hặc shan lùng trong tiết trời lạnh giá.
Rượu táo mèo Sapa.
Rượu Táo Mèo- tinh hoa của đất trời 

Táo mèo mọc hoang sơ trên dãy Hoàng Liên Sơn, lớn lên trong mưa gió, tự ra hoa kết trái, như là một món quà mà thiên nhiên diệu kì  ban tặng cho đồng bào người Mông ở đây.Táo mèo có tác dụng an thần, chữa được nhiều loại bệnh về thần kinh như đau đầu, mất ngủ, chóng mặt...Quả táo mèo bắt đầu ra hoa vào cuối mùa xuân vào tháng 3-4 và có quả vào mùa thu. Du khách có thể mua táo mèo tươi trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10, đây là lúc táo mèo được người Mông bày bán khắp các chợ ở Sa Pa.  Rượu táo mèo là một loại rượu được ngâm ủ từ loại táo rừng, có màu nâu sóng sánh và vị ngọt thơm đặc trưn và được chế biến như sau: Táo mèo gọt bỏ vỏ, bỏ qua vào nước cho đỡ chát rồi hong ra mẹt cho se mặt. Thường phải bổ đôi từng quả táo ra để bỏ những con sâu bên trong ruột. Quả nào có sâu mới ngon, quả nào không có sâu không phải là hảo hạng. Cho táo mèo vào bình thủy tinh, ngâm với đường.

Quả táo mèo được kết tinh từ hương của rừng, thấm đẫm gió ngàn, hấp thụ khí đất, khí trời và nắng gió vùng cao Sapa nên rượu táo mèo Sapa có đủ vị chua ngọt và chát đắng.
Gà ác ( gà đen) Sapa.

Là loại gà có da màu đen xì, có trọng lượng thấp khoảng 1,2 kg/con. Cách chế biến ngon nhất là gà ác nướng mật ong, nướng xong còn nóng hổi vừa thổi vừa ăn với lá bạc hà chấm muối tiêu chanh là chuẩn luôn.Ngoài ra bạn cũng có thể rang, xào, rán, hấp hoặc hầm tùy theo sở thích của mình.Chuyến đi Sapa của bạn không thể gọi là hoàn hảo nếu bạn chưa thưởng thức món này.

Ngoài ra ở Sapa còn rất nhiều đặc sản thú vị khác như: mận, đào, măng, nấm hương, tương ớt... mà bạn không nên bỏ qua. Hãy thưởng thức mọi thắng cảnh thiên nhiên kì diệu và ẩm thực đặc sắc Sapa cho chuyến đi này của bạn nhé